Tìm mua sản phẩm giá rẻ nhất

Sách - Chủ Quyền Quốc Gia Trong Quá Trình Hội Nhập Của Liên Minh Châu Âu


Mô tả ngắn

Mua Sách - Chủ Quyền Quốc Gia Trong Quá Trình Hội Nhập Của Liên Minh Châu Âu giá rẻ nhất ở đâu?
: Còn hàng
TP. Hồ Chí Minh
: Shopee.vn
58,900₫ 62,000₫
Siêu sale Xmas - Lazada.vn

Giới thiệu Sách - Chủ Quyền Quốc Gia Trong Quá Trình Hội Nhập Của Liên Minh Châu Âu

Sách - Chủ Quyền Quốc Gia Trong Quá Trình Hội Nhập Của Liên Minh Châu Âu
Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội
Tác giả: Nhiều Tác Giả
Ngày xuất bản: 09-2019
Số trang: 357
Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
Loại bìa: Bìa mềm
Nội dung:
" LỜI MỞ ĐÀU
Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời của quốc gia. Sự ra đời, tồn tại, vận động và phát triển của Nhà nước với thuộc tính chủ quyền quốc gia luôn chịu sự tác động, chi phối của quá trình vận động và phát triển mạnh mẽ của đời sống xã hội trong nước và quốc tế, đặc biệt là xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Chủ quyền cũng là một hiện tượng lịch sử với những nguyên nhân khách quan và chủ quan xuất phát từ quá trình vận động và phát triển của lịch sử nhân loại. Trong xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu hóa, mỗi quốc gia, mỗi chủ thể kinh tế và mỗi người dân đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ xu thế phát triển khách quan của quá trình hội nhập. Tác động của quá trình hội nhập đối với chủ quyền quốc gia cũng được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, văn hóa, xã hội...
Liên minh Châu Âu (Eu) là một tồ chức khu vực dựa trên ba trụ cột liên kết: Cộng đồng kinh tế, Chính sách đối ngoại và an ninh chung, Chính sách về tư pháp và nội vụ chung. Quá trình nhất thể hóa châu Âu đang tạo ra những khái niệm mới, giá trị mới trong liên kết khu vực như công dân châu Âu, Quốc hội Châu Âu, Ngân hàng Châu Âu, đồng tiền chung châu Âu... Trong đó, trụ cột về kinh tế đã tiến xa nhất với việc ra đời thị trường thống nhất và đang tiếp tục được hoàn
thiện cùng với đồng tiền chung Euro và quá trình liên kết sâu rộng được tiếp tục mở rộng sang trụ cột về tư pháp và nội vụ. Quá trình hội nhập của các quốc gia vào Liên minh Châu Âu, vấn đề chủ quyền quốc gia luôn là vấn đề tranh cãi, giữa các nước thành viên trong việc chia sẻ thẩm quyền vốn thuộc chủ quyền quốc gia của các nước thành viên trong quá trình liên kết vào EU.
Các quốc gia thành viên châu Âu, với hơn 65 năm hội nhập và phát triển, mức độ hội nhập, chia sẻ thẩm quyền, chủ quyền của mình tới thể chế EU trong nhiều lĩnh vực, ngoài những nhân tố thành công, còn có những yếu tố tác động tiêu cực tới bản thân các quốc gia thành viên. Điều này đòi hỏi các quốc gia châu Âu chia sẻ và điều chỉnh các vấn đề “thẩm quyền quốc gia” trong quá trình liên kết chặt chẽ và sâu rộng vào EU. Hội nhập của các nước thành viên vào Liên minh Châu Âu đã làm thay đổi cách nhìn nhận truyền thống về chủ quyền quốc gia, nhất là quan niệm về chủ quyền truyền thống, đó là nhà nước có quyền tối cao trong đối nội, đối ngoại trong phạm vi lãnh thổ của mình... đã được thay đổi trong quá trình liên kết ở EU. Sự chuyển dịch thẩm quyền/quyền chủ quyền của quốc gia hiện nay cho thiết chế EU ngày càng nhiều, thậm chí lĩnh vực vốn thuộc chủ quyền quốc gia như an ninh, đối ngoại của mỗi nước thành viên cũng đã tác động mạnh tới mỗi nước thành viên.
Cuốn sách chuyên khảo Chủ quyển quốc gia trong quá trĩnh hội nhập của Liên minh Châu Âu nghiên cứu quá trình chuyển giao chủ quyền quốc gia trong quá trình hội nhập vào EU và gợi mở bài học kinh nghiệm cho Việt Nam mang ý nghĩa về lý luận cũng như thực tiễn trong quá trình hội nhập vào khu vực và toàn cầu. Cuốn sách chuyên khảo gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về chủ quyền quốc gia. Chương này tập trung phân tích quan niệm, nhận thức về chủ quyền quốc gia; nhận thức mới về chủ quyền quốc gia; một số lý thuyết về chia sẻ chủ quyền giải thích quá trình hội nhập khu vực; hội nhập khu vực và chủ quyền quốc gia và cơ sở pháp lý chia sẻ chủ quyền quốc gia trong quá trình liên kết ở Liên minh Châu Âu.
Chương 2: Thực trạng chia sẻ chủ quyền quốc gia giữa các nước thành viên với Liên minh Châu Âu. Chương này tập trung phân tích đánh giá việc chuyển giao chủ quyền quốc gia của các nước thành viên tới EU, trên cơ sở thẩm quyền của Liên minh; thẩm quyền phối hợp và thẩm quyền riêng của các nước thành viên. Phân tích việc chuyển giao chủ quyền dựa trên thực tiễn hoạt động các thiết chế của EU, lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực an ninh và đối ngoại, lĩnh vực tư pháp và nội vụ.
Chương 3: Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Chương này tập trung phân tích những cơ hội và thách thức, tác động của việc chuyển giao chủ quyền quốc gia của các nước thành viên trong quá trình liên kết ở Eư, đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiộm và hàm ý cho Việt Nam.
"

Chi Tiết Sản Phẩm

Nhập khẩu/ trong nướcTrong nước